Friday, 29/03/2024 - 17:27|
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM WEBSITE CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học hóa học

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm khá đặc biệt vàtính tổng hợp cao. Thông qua nghiên cứu thông tin, quan sát mô hình, quan sát các thí nghiệm, thực hành, thảo luận nhóm... học sinh nắm vững kiến thức, phát triển năng lực tư duy, rèn luyện các kĩ năng và thói quen làm việc khoa học, biết tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa học.

“Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học hóa học”

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm khá đặc biệt vàtính tổng hợp cao. Thông qua nghiên cứu thông tin, quan sát mô hình, quan sát các thí nghiệm, thực hành, thảo luận nhóm... học sinh nắm vững kiến thức, phát triển năng lực tư duy, rèn luyện các kĩ năng và thói quen làm việc khoa học, biết tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa học.

Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ cấp bách mà chúng ta – những nhà giáo dục cần phải tiến hành. Bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng.

Định hướng trên đây về đổi mới phương pháp dạy học là dựa trên cơ sở của những nghiên cứu tâm lí về khả năng lưu giữ thông tin của học sinh. Khả năng lưu giữ thông tin bằng nghe chỉ đạt 5%, bằng đọc chỉ đạt 10%, bằng âm thanh, hình ảnh chỉ đạt 20%, bằng minh họa đạt 30%, bằng thảo luận nhóm 50%, bằng thực hành đạt 75%, dùng ngay và truyền đạt cho người khác đạt 90%.

Hơn thế nữa, một số bài Hóa học mang nặng màu sắc lí thuyết, nếu chúng ta không để học sinh cùng tham gia vào quá trình nghiên cứu, tìm ra kiến thức mà chỉ dừng lại ở việc thuyết trình thì hiệu quả đạt được sẽ rất thấp.

Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm và kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học Bài 11. Peptit và Protein (thuộc lớp 12–Ban Cơ Bản), sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh, từ đó giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về nội dung kiến thức của bài học, chủ động hơn trong lĩnh hội kiến thức. Tạo cho học sinh lòng yêu thích bộ môn. Học sinh không còn cảm thấy Hoá học là một môn học nặng nề và đáng sợ nữa.

1. Mục tiêu hoạt động: Nêu được khái niệm peptit, biết phân loại peptit, cấu tạo và tên gọi peptit, viết được PTHH thủy phân peptit.

2. Phương thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm chuyên gia, nhóm mảnh ghép.

Làm việc chung cả lớp (3 phút)

- GV nêu mục đích và phương pháp dạy học

- Tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm kết hợp với kỹ thuật mảnh ghép, sơ đồ tư duy để tổng kết bài học.

GV chia lớp thành 6 nhóm chuyên gia đặt tên là: A1, A2; B1, B2; C1, C2, sắp xếp chỗ ngồi và giao nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia (cứ 2 nhóm thực hiện cùng 1 nhiệm vụ). GV phát tài liệu và phiếu học tập về peptit cho HS.

Thảo luận nhóm chuyên gia (12 phút) (sản phẩm của nhóm ghi vào bảng phụ)

Nhiệm vụ nhóm A1, A2: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, tính chất vật lí của peptit

1) Đọc tài liệu nội dung về khái niệm peptit, liên kết peptit, nhóm peptit, phân loại, tính chất vật lí của peptit (làm việc cá nhân).

2) Phát biểu Peptit là gì? Thế nào là liên kết peptit, nhóm peptit? (thảo luận nhóm)

3) Khi nào một peptit được gọi là đi, tri, tetra..., polipeptit? (thảo luận nhóm)

4) Phát biểu nào sau đây không đúng? (thảo luận nhóm)

A. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit -CO-NH- được gọi là đipeptit

B. Các peptit đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α-amino axit được gọi là đipeptit.

D. Peptit mà phân tử chứa từ 11 đến 50 gốc α-amino axit được gọi là polipeptit.

Nhiệm vụ nhóm B1, B2: Tìm hiểu cấu tạo và tên gọi, ứng dụng của peptit.

1) Đọc tài liệu nội dung về cấu tạo peptit, tên gọi, ứng dụng peptit (làm việc cá nhân)

2) Biểu diễn công thức cấu tạo của peptit? (thảo luận nhóm)

3) Tên gọi của peptit bằng cách ghép tên viết tắt? (thảo luận nhóm)

4) Tripeptit X: H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH. Tên gọi của X là? (thảo luận nhóm)

  1. A. B. Glyxylalanylglyxin.

C. Alanylglyxylglyxin D. Glyxinalaninglyxin

Nhiệm vụ nhóm C1, C2: Tìm hiểu tính chất hóa học của peptit.

1) Đọc tài liệu nội dung về tính chất hóa học của peptit (làm việc cá nhân).

2) Viết PTHH thủy phân hoàn toàn Gly-Ala trong môi trường trung tính, axit HCl, bazơ NaOH (thảo luận nhóm).

3) Hiện tượng polipeptit tác dụng với Cu(OH)2? Giải thích (thảo luận nhóm)

 

 

 

 

- HS di chuyển đến các nhóm chuyên gia và thảo luận trong 10 phút: các cá nhân đọc tài liệu suy nghĩ câu trả lời trong 3 phút, thảo luận nhóm trong 7 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hết thời gian 6 nhóm chuyên gia treo sản phẩm

Thảo luận trong nhóm mảnh ghép (15 phút)

- GV nêu cách thành lập nhóm mảnh ghép: HS trong từng nhóm chuyên gia đếm lần lượt từ 1 đến hết. GV chia lớp thành 6 nhóm mảnh ghép, đặt tên, sắp xếp chỗ ngồi cho các nhóm mảnh ghép (yêu cầu các nhóm mảnh ghép hoạt động theo cụm tại 3 trạm theo chiều kim đồng hồ di chuyển lần lượt đến các trạm dừng chân tại mỗi trạm 3 phút; Cụm 1: MG 1, 2, 3; Cụm 2: MG 4, 5, 6)

BẢNG

Bàn GV (Cụm 1)

Cửa vào lớp (cụm 2)

MG1 gồm HS A1, B1, C1 đều có số đếm là 1 và 2

MG4 gồm HS A2, B2, C2 đều có số đếm là 1 và 2

MG2 gồm HS A1, B1, C1 đều có số đếm là 3 và 4

MG5 gồm HS A2, B2, C2 đều có số đếm là 3 và 4

MG3 gồm các HS còn lại của A1, B1, C1

MG6 gồm các HS còn lại của A2, B2, C2

- GV chiếu trên màn hình nhiệm vụ nhóm mảnh ghép (các nhóm cùng nhiệm vụ)

- HS chuyển về các nhóm mảnh ghép, chia sẻ các nội dung đã thảo luận ở nhóm chuyên gia.

Ở mỗi nhóm mảnh ghép đều có ít nhất hai HS cùng 1 nội dung ở nhóm chuyên gia. HS thứ nhất chia sẻ kiến thức học được ở nhóm chuyên gia, nếu cần HS thứ hai cùng nội dung với HS thứ nhất sẽ bổ sung.

Thời gian cho mỗi nội dung là 3 phút.

Sau đó thảo luận giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm mảnh ghép (5 phút): Sử dụng sơ đồ để ghi nhớ bài học về peptit.

3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.

- Sản phẩm: Các nhóm treo bảng phụ lên. GV gọi một HS bất kì trong các nhóm mảnh ghép trình bày câu trả lời của nhóm, các nhóm khác chú ý lắng nghe, so sánh với câu trả lời của mình để đưa ra ý kiến.

- Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.

+) Thông qua quan sát: Giáo viên quan sát từng cá nhân hoạt động để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+) Thông qua sản phẩm học tập: báo cáo của cá nhân tìm ra chỗ sai và chuẩn hóa kiến thức

Tổng kết báo cáo (5 phút)

GV củng cố. HS ghi lại nội dung bài học.

 

 

 

 


Tác giả: Nguyễn Lan Phương
Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết