Tuesday, 23/04/2024 - 14:40|
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM WEBSITE CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CÂU LẠC BỘ THƠ VẠN XUÂN HƯỚNG TỚI KỈ NIỆM NGÀY 20/10

Trong khuôn khổ chương trình sinh hoạt tập thể sáng ngày 19/10/2020, câu lạc bộ thơ Vạn Xuân đã có một chương trình sinh hoạt câu lạc bộ đặc sắc hướng về kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.

      Victor Hugo - đại văn hào Pháp từng ca ngợi: “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ”… Vâng! Phụ nữ được xem là “một nửa” cuộc sống của nhân loại. Họ được cả thế giới trân trọng và vinh danh là “phái đẹp”. “Công, dung, ngôn, hạnh” được xem là chuẩn mực đạo đức, là “khuôn vàng thước ngọc” để đánh giá tài đức của người phụ nữ Á Đông nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

        Mở đầu chương trình là bài viết xúc động của em Tôn Nữ Như Ngọc về vai trò của người phụ nữ trong suốt trường kì lịch sử:

Tính đề cao đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa vẫn là tinh thần làm việc và đấu tranh có lịch sử hàng nghìn năm. Phụ nữ Việt Nam cống hiến rất nhiều và mọi mặt cho nền độc lập, thống nhất của đất nước, từ các cuộc chiến tranh đã sản sinh ra những nữ anh hùng dân tộc, để lại danh tiếng cho các đời sau họ như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Hoàng Ngân, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Thị Lét, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định,Nguyễn Thị Bình, Nhất Chi Mai, Nguyễn Thị Út (Út Tịch). Sự mở đầu trang sử là cuộc chiến chống quân xâm lăng của Hai Bà Trưng, cùng lời thề xuất quân: "Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẹn sở công lênh này". Vài thế kỷ sau, người thiếu nữ Triệu Thị Trinh đã tự khẳng định mình là một nhi nữ hào kiệt: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá kình ngoài biển Đông..."

Các cuộc chiến tranh sau này xuất hiện nhiều phụ nữ tiêu biểu trong khó khăn gian khổ. Họ là những con người gan dạ không quản ngày đêm và bom đạn, vừa lao động sản xuất, vừa sẵn sàng cho chiến tranh. Tinh thần của họ là "Ruộng rẫy như chiến trường, cuốc cày như vũ khí", gồm có hàng vạn nữ nông dân và công nhân "tay cày, tay súng", "tay búa, tay súng" làm nên một hậu phương vững chắc, trên ruộng đồng, công trường, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ.

       Người phụ nữ bước ra từ các cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, được nhân dân và nhà nước Việt Nam tôn vinh là những nữ anh hùng và những bà mẹ Việt Nam anh hùng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".

 

       Sau những cảm xúc sâu xa  về vai trò của người phụ nữ ,là những bài thơ , những ca từ về hình ảnh người mẹ tảo tần lam lũ một đời khó nhọc do các em học sinh thể hiện :

                              "Chỉ mình mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì

                              Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước"

        Nói đến người mẹ là nói đến nguồn suối mát của tình thương. Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng từ muôn thuở và muôn nơi của muôn triệu trái tim con người. Mẹ là ánh nắng ban mai rọi vào căn nhà ấm áp. Mẹ là dòng nước mát chảy tháng năm. Mẹ là những bông hoa tươi hồng rực rỡ. Mẹ là ánh trăng hiền dịu đêm rằm.

        Kết thúc ngoại khóa đã để lại dư âm mãi không phai mờ trong lòng mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường về lòng yêu mến, cảm phục, ngưỡng mộ, ngợi ca, biết ơn, trân trọng, tự hào về các bà, các mẹ, các chị, các cô - những người Phụ nữ Việt Nam anh hùng, xứng với tám chữ vàng - sinh thời Bác Hồ kính yêu trao tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Sau đây là một số hình ảnh:

 

                                                                                                  Ban truyền thông


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết