Friday, 29/03/2024 - 15:26|
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM WEBSITE CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HỘI THẢO LỊCH SỬ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

BÀI VIẾT VỀ HỘI THẢO LỊCH SỬ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Nhiều người nói rằng học lịch sử rất khô khan và khó học. Đa số học sinh không thích học môn này.

Nhưng đối với thầy và trò trường THPT Trần Quang Khải thì giờ học thật là vui và thú vị. Thầy hướng dẫn trò cách tiếp cận kiến thức tốt. Bên cạnh kiến thức chuyên môn còn có cả những hiểu biết về chính trị xã hội. Trò hăng say học và tìm hiểu. Và minh chứng cho điều này tôi xin giới thiệu về 1 buổi học tìm hiểu về thế chiến thứ hai của thầy và trò trường THPT Trần Quang Khải

 

Chiến tranh thế giới thứ 2(1939-1945) là cuộc chiến tranh gây nên những tổn thất lớn về  của và người trong lịch sử nhân loại. Kéo dài trong 6 năm, chiến tranh đã bao trùm gần như toàn bộ các châu lục và diễn ra trên nhều mặt trận. Chiến tranh thế giới thứ  hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít, dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới. Sự thiệt hại do cuộc chiến tranh gây ra đặt ra cho loài người nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

Để tìm hiểu sâu hơn về cuộc chiến tranh thảm khốc này, được sự cho phép của BGH, BCM, nhóm  Lịch sử Trường THPT Trần Quang Khải tổ chức buổi  Hội thảo cho HS khối 11 ngày 1/3/2019 nhằm rèn cho học sinh yêu thích hơn nữa bộ môn Lịch sử, tinh thần yêu hòa bình và ý thức được trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.

 

Thầy và trò trường THPT Trần Quang Khải tham gia Hội thảo

 

Tập thể HS lớp 11A2 tham gia Hội thảo
Giáo viên Lịch sử trường THPT Trần Quang Khải

 

 

Học sinh Nguyễn Sơn Bách và Nguyễn Phương Thảo 11A1

 

Học sinh Nguyễn Thu Hiền 11A1 trình bày về con đường dẫn đến cuộc chiến

 

 

Học sinh Phạm Thảo 11A1 trình bày diễn biến cuộc chiến
HS Trương Hoàng Anh lớp 11 A1 trình bày về trận Trân Châu Cảng

Trận tấn công Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Không lực Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Nhật Bản thiệt hại ít nhất, chỉ mất 29 máy bay và 4 tàu ngầm mini, với 65 người thương vong.

Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giaoWashington, D.C. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất "bất ngờ" của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Hoa Kỳ tham chiến. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán hoà bình, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc tế xem là đánh lén (sneak attack), và Tổng thốngFranklin D. Roosevelt tuyên bố rằng ngày 7 tháng 12 năm 1941 "sẽ sống mãi trong sự ô nhục" ("A date which will live in infamy"). Mĩ Tham chiến.

 

HS Trương Hoàng Anh lớp 11 A1 trình bày về trận Trân Châu Cảng

 

Học sinh Đinh Quốc Anh và Nguyễn Quỳnh Chi 11 A1 trình bày về vụ Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

 

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Ngược lại, với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức. Giới sử học cũng có nhiều tranh cãi rằng việc thả bom nguyên tử có thực sự khiến Nhật Bản quyết định đầu hàng hay không (bởi nhiều thành phố Nhật trước đó đã bị bom san phẳng mà Nhật vẫn không đầu hàng), hay đó là do quyết định tham chiến chống Nhật của Liên Xô khiến Nhật Bản không còn phương án tác chiến khả thi (do phải chiến đấu trên 2 mặt trận cùng lúc).

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.

Học sinh Nguyễn Lê Ngọc Minh kể câu chuyện 1000 con hạc giấy và em bé Sadako Sasaki. 
Bài học về việc cần gìn giữ hòa bình

 

Học sinh Nguyễn Văn Hoàng Hà 11A1 tổng kết buổi học bằng trò chơi ô chữ

 

Cô giáo Hoàng Thị Huế - GV Lịch sử liên hệ tình hình bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ 2 và Hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra tại Hà Nội cùng thời điểm

 

Học sinh đội tuyển môn Lịch sử chăm chú lắng nghe

 

Cô Bùi Thị Thu Hằng Phó Hiệu trưởng, trưởng ban Chuyên môn trường THPT Trần Quang Khải phát biểu chỉ đạo

 

Cô và trò sau giờ học Lịch sử

 

Cô và trò sau giờ học Lịch sử

 

Kết thúc buổi Hội thảo thành công cả thầy và trò đều rút ra những bài học bổ ích về chuyên môn,  kỹ năng học và trình bày. Hứa hẹn sẽ có nhiều buổi học thú vị như thế cho học trò.

                     Ngày 4 tháng 3 năm 2019

                     Người viết

 

                     Hoàng Thị Huế


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết