Wednesday, 25/12/2024 - 00:09|
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM WEBSITE CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HỌC TẬP, TRẢI NGHIỆM TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ, KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT QUỐC GIA LÀNG NÔM, XÃ ĐẠI ĐỒNG, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN.

Thực hiện theo Quyết định số 286/QĐ-HĐTKĐ ngày 26/8/2024 của Hội đồng trường THPT Kim Động về việc ban hành Kế hoạch giáo dục năm học 2024-2025; Căn cứ Kế hoạch 371/KH-THPTKĐ ngày 02/10/2024 về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa học tập, trải nghiệm môn học năm học 2024-2025 của trường THPT Kim Động. Sáng nay, ngày 27 tháng 10 năm 2024, Ban giám hiệu, tổ Ngữ văn, tổ Khoa học Xã hội cùng với các em học sinh trường THPT Kim Động đã có chuyến học tập trải nghiệm tại Khu di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc làng Nôm thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Nhằm giúp giáo viên học sinh được trải nghiệm và tích lũy kiến thức, tư liệu giúp ích cho việc dạy và học các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục địa phương; đồng thời có hiểu biết sâu sắc về di sản văn hóa, di tích lịch sử ở quê hương Hưng Yên, hình thành cho HS tình yêu, niềm tự hào về quê hương Hưng Yên nói riêng và đất nước, con người Việt Nam nói chung. Sáng nay, ngày 27 tháng 10 năm 2024, Ban giám hiệu, tổ Ngữ văn, tổ Khoa học Xã hội cùng với các em học sinh trường THPT Kim Động đã có chuyến học tập trải nghiệm tại Khu di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc làng Nôm thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Đoàn xe khởi hành tại trường THPT Kim Động từ 7h sáng, sau hơn một giờ đồng hồ đoàn đã có mặt tại khi di tích lịch sử làng Nôm. Hành trình tìm hiểu, khám phá, học tập của đoàn giáo viên và học sinh được hướng dẫn theo trình tự: Đầu tiên sẽ tìm hiểu về cổng Tam quan trước khi bước vào tham quan chùa Nôm; Sau đó sẽ men theo cây cầu Đá trắng qua cổng làng và vào làng Nôm, tham quan các ngôi nhà cổ, những nếp sinh hoạt cổ xưa của làng và thăm đình làng; Cuối cùng đoàn sẽ trải nghiệm một phiên chợ quê xưa qua hoạt động tham quan thực tế tại chợ Nôm.

Chùa Nôm hay còn có tên gọi khác là Linh Thông cổ tự. Không ai còn nhớ chùa được xây dựng từ bao giờ. Theo người dân địa phương thì ngôi chùa có tuổi đời hơn 500 năm tuổi. Còn theo tác giả Nguyễn Đại Đồng, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Chùa Nôm được xây dựng cách nay cả nghìn năm. Chùa Nôm khởi thủy là một am thờ nhỏ nằm giữa rừng thông, trải qua thời gian rừng thông nay không còn nhưng ngôi chùa vẫn tọa lạc trên mảnh đất linh thiêng của làng. Có nhiều huyền tích về ngôi chùa này. Các cụ cao niên trong làng kể rằng Linh Thông cổ tự gắn liền với 1 truyền thuyết xa xưa từ thời kì Hai Bà Trưng. Xưa kia, có một sư thầy đang ngủ ở chùa Dâu, giữa đêm bỗng nhiên tỉnh giấc. Khi tỉnh dậy, thầy nhìn thấy một ánh hào quan phát ra từ phía Nam. Biết đây là điềm báo nên sư thầy liền bám theo. Ánh hào quang dẫn ra rừng thông, rồi lan tỏa thành một quầng sáng. Nghĩ rằng trời Phật ban phước lành nên sư thầy đã cho dựng 1 ngôi chùa tại đây và lấy tên là Linh thông cổ tự. (chùa thông cổ linh thiêng)

Điểm đặt chân đầu tiên của đoàn thăm quan là cổng Tam quan – cổng chùa được đánh giá là to đẹp nhất nhì vùng Đông Nam Á.

Hình ảnh cổng Tam quan

Cổng Tam quan chùa xây kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, cổng chính giữa được làm vượt hẳn lên so với 2 cổng phụ, trên có đề 4 chữ Hán là tên của ngôi chùa: “Linh thông cổ tự”.  Bên trái và bên phải cổng tam quan là các dòng chữ Trí Tuệ và Từ bi.

Phần mái của tam quan có kiến trúc kiểu Hồi long vân cuốn. Các mái không rộng nhưng đều đc lợp bằng ngói mũi hài , đường bờ nóc hình cong mui thuyền. Trung tâm đường bờ nóc tam quan trang trí hình bánh xe xa luân. Phần cổ diêm cổng chính để thông phong, phía ngoài dựng lan can gỗ. Trên các cánh cổng được trạm nổi các hoa văn tinh tế, cầu kì mang đậm kiểu kiến trúc nghệ thuật cổ xưa.

Các cô giáo thuộc tổ Ngữ văn trước cổng Tam quan

Các thầy cô tổ Khoa học xã hội trước cổng Tam quan

Sau khi tham quan cổng Tam quan, đoàn được giới thiệu tiếp tục khám phá các tòa nhà bên trong khuôn viên chùa. Sau cánh cổng Tam quan, bước chân vào trước sân chùa, cảm nhận đầu tiên của mỗi du khách đó chính là cảm giác bình yên, thanh tịnh đến lạ kì. Trước cửa tòa Tam bảo là một hồ nước trong xanh được bắc ngang một chiếc cầu đá trắng xinh xắn, hai bên hồ là tòa Gác Chuông và Gác Trống được bố trí cân đối, hài hòa tạo cảnh quan linh thiêng song vẫn gần gũi, ấm áp.

Chùa Nôm mang nét kiến trúc thuần Việt. Trải qua nhiều biến đổi thăng trầm của lịch sử, chùa Nôm đã rất nhiều lần trùng tu. Hiện tại, chùa Nôm là một quần thể di tích nằm trên khu đất rộng 50.000m2. Chùa có kết cấu kiến trúc gồm nhiều hạng mục công trình: Tam quan, gác Chuông, gác Trống, sân chùa, tòa Tam Bảo, nhà Mẫu, sau tòa Tam Bảo và nhà Mẫu là nhà Tổ. Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có nhà khách, lầu Quan Âm, khu giếng cổ và mộ tháp bằng đá ong.

Thầy Đoàn Vân Phong – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cùng Giáo viên và Học sinh dâng hương trước tòa Tam bảo.

Trong chùa còn lưu giữ hơn 100 pho tượng bằng đất sét. Các bức tượng ở đây được khắc họa với những cử chỉ, nét biểu cảm trên khuôn mặt vô cùng sinh động, bao gồm Tam Thánh, Tam Thế, A Di Đà, Bát bộ Kim cương, Thập bát La hán... Có những pho tượng cao trên 3m nhưng cũng có những pho tượng nhỏ bằng nắm tay. Theo tương truyền, chất liệu làm tượng đất gồm có mật, giấy dó, đất sét. Những ngón tay làm bằng tre và gỗ, còn tà áo làm hoàn toàn bằng đất sét. Điều thú vị mà đến giờ các nhà khoa học cũng chưa giải thích được là: Chùa Nôm từng trải qua 3 trận lụt lịch sử năm 1945, 1971, 1986, nước ngập tận nóc làm lở tường, trôi cả mái chùa nhưng các các pho tượng đất còn nguyên vẹn, hiện ra nếp sơn sáng bóng sau khi rửa lớp bùn đi.

Một số tượng ở hai dãy hành lang trong chùa

      Sau khi tham quan nhà thờ Mẫu và hai hành lang tượng, đoàn được giới thiệu tìm hiểu đến nhà thờ Tổ - nhà thờ nằm ngay nhà thờ Mẫu, phía trước là hồ cá và sân rộng. Hệ thống vì nóc nhà Tổ được tạo tác theo kiểu “ chồng rường giá chiêng”. Tòa đệ nhất nhà Tổ là nơi thờ riêng Di Đà tiếp Dẫn . Tòa sau dùng để thờ tổ chùa theo nghi thức phật giáo đương đại. Bên trong nhà Tổ có tượng sáp giống người thật của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ ( 1927 -2011) người con của quê hương Hưng Yên – 1 trưởng lão Hòa thượng trụ cột và uy tín của giáo hội Phật giáo VN.

Thầy cô và học sinh trước cửa nhà thờ Tổ

Bên bậc thềm đá nhà thờ Tổ là hồ cá sinh động

         Bên trái nhà Tổ là thủy đình 8 mái tọa lạc giữa một hồ nước lớn.  Giữa có tượng Phật Quan Âm Bồ Tát ban phúc. Từ ngoài vào thủy đình phải qua cầu đá mui rùa, 2 bên có 27 cột đá hình bông sen. Nhìn từ xa, tượng Quan Âm như ngự trên một tòa sen vàng lộng lẫy đầy tráng lệ.

Thầy cô và Học sinh bên hồ cá tại lầu Quan ÂmPhíapppp

     Phía sau lầu Quan Âm là  khu Vườn Thượng uyển mới phục dựng, bên cạnh Nhà tổ. Vườn rộng trên 10.000m2, tạo lập trên nền đất cao hơn mặt bằng xung quanh khoảng nửa mét. Có quần thể giả sơn bằng đá nguyên khối góc cạnh tự nhiên, cao hơn chục tầm tay với, nặng tới hàng trăm tấn. Có đồi đất cao ngang nóc nhà. Có bình nguyên cùng thảm cỏ xanh tốt quanh năm. Trong đó trồng rất nhiều hoa mẫu đơn. Dưới mỗi mỗi gốc hoa mẫu đơn là một khối đá gồ ghề, hốc hoác tự có. Vườn Thượng Uyển có thể ví như không gian thu nhỏ núi, đồi, trung du ở miền Núi phía Bắc nước ta.

    Trong khuôn viên của chùa còn có hạng gồm các ngôi tháp dựng bằng gạch và đá ong. Đặc biệt có ngôi tháp mộ 1 tầng, bằng đá ong, nhỏ nhắn, khiêm tốn, đẹp đẽ,...được làm vào đời Chính Hòa năm 1701. Giếng cổ nằm bên cạnh tháp mộ

Hình ảnh các ngôi tháp dựng bằng gạch và đá ong.

Rời khuôn viên chùa, đoàn men theo con đường nhỏ ngay gần chùa, đi qua cầu đá xanh với lối kiến trúc độc đáo gồm nhiều phiến đá xanh ghép vào nhau. Cây cầu dài khoảng 18m, gồm 9 nhịp, đầu mỗi nhịp mô phỏng hình đầu rồng, các cây trụ cầu cũng sừng sững chống đỡ, chống lại cả quy luật của thời gian.

Trên cây cầu đá trắng

Thầy cô và HS trước cổng làng Nôm

Trước đình Nôm, nghe giới thiệu về lịch sử ngôi đình

        Men theo con đường nhỏ được lát bằng gạch đỏ, cạnh là một cái ao lớn, chạy dài suốt chiều dài của lang. Những ngôi nhà cổ được mọc đan xen với những hiện đại. Dù theo thời gian làng Nôm đã biến đổi ít nhiều so với trước, tuy nhiên ngôi làng vẫn giữ được những nét của làng quê xưa.

Một ngôi nhà cổ trong làng


Hai lối nhỏ 2 bên, men theo chiều dài ao làng

       Cuối hành trình, đoàn tham quan trải nghiệm tại chợ Nôm  khu chợ có từ thời Lê, được trùng tu lại vào thời Nguyễn, nằm trên bãi đất rộng chừng 2 mẫu Bắc Bộ trước cửa chùa, dưới những tán cây cổ thụChợ họp một tháng có 12 phiên, vào các ngày có số cuối là: 1, 4, 6, 9. Không gian chợ  được tạo nên bởi những dãy chợ được xây dựng bằng gạch đỏ, tự nung từ đất sét của người xưa, vẫn giữ mầu đỏ au, mái ngói rêu phong, cổ kính. Hôm nay đến với chợ Nôm, mỗi người như tìm lại được 1 mảnh kí ức đồng quê, tìm lại 1 người nhà quê luôn thường trực trong mỗi người.

Một số trải nghiệm của thầy cô và HS tại chợ Nôm

Kết thúc một hành trình đầy ý nghĩa

Chùa Nôm là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tôn giáo lớn của nhân dân làng Nôm. Hàng năm cứ vào ngày mùng 10, 11 và 12 tháng Giêng  dân làng Nôm lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống.Trong lễ hội, ngoài phần tế lễ dâng hương , thờ Phật, dân làng còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian độc đáo: Hát quan họ trên thuyền, diễn tích chèo cổ, cờ người, chọi gà....thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trong vùng đến trẩy hội, vui xuân. Chùa Nôm là di sản văn hóa vật thể độc đáo nằm trong quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển làng Nôm, cùng với đình Đại Đồng ( thờ đức thánh Tam Giang – 1 vị tướng tài ba dưới thời Hai Bà Trưng), cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng đã tồn tại mấy trăm năm nay soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức. Và với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, cầu đá, chợ Nôm, những ngôi nhà cổ, đường làng ngõ xóm...đã tạo nên bức tranh hoàn hảo độc đáo, êm đềm về 1 ngôi làng truyền thống Việt cổ xưa.Với những giá trị tiêu biểu và đặc sắc còn hiện hữu, di tích chùa Nôm (chùa Đại Đồng) được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích “ Kiến trúc nghệ thuật” cấp  quốc gia theo QĐ số 295Q Đ/BT ngày 12/2/1994 và thuộc Quần thể di tích làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm tỉnh HY được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là “Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật quốc gia tại QĐ số 50/ Q Đ- BVHTTDL ngày 01/01/2020.

Đây quả thực là cuộc hành trình, một chuyến đi nhiều bổ ích và lí thú!


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết